Kinh tế - Du lịchMavin hợp tác với Hungary phát triển nguồn giống...

-

Mavin hợp tác với Hungary phát triển nguồn giống cá chép

Tập đoàn Mavin vừa ký kết các Biên bản ghi nhớ với các Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp của Hungary nhằm nghiên cứu nâng cao chất lượng di truyền giống cá chép nuôi tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á.

Lễ ký kết hợp tác 4 bên

Cụ thể, Mavin đã ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty Vitafort Agro Asia (Hungary) – VAA. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp thành lập Trung tâm Chọn tạo và Phát triển giống cá chép chất lượng cao ở Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, Mavin và VAA cũng sẽ hợp tác nghiên cứu phát triển và ứng dụng mô hình công nghệ nuôi trồng thủy sản bền vững CIE (Combine Intensive and Extensive) và hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản (phát triển công thức, công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản).

Mavin, VAA cũng đã cùng nhau ký kết Biên bản ghi nhớ 4 bên với Viện nuôi trồng thủy sản Hungary (HAKI), Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 Việt Nam (RIA1) nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển và mở rộng cơ hội kinh doanh trong khu vực.

Theo nội dung hợp tác, HAKI và RIA1 dựa trên cơ sở vật chất được nhà nước đầu tư sẽ chịu trách nhiệm tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng di truyền cá chép, phát triển công nghệ nuôi trồng, cung cấp dịch vụ đào tạo và khuyến nông cho nông dân.

Trong khi đó, Mavin và VAA chịu trách nhiệm trong khâu sản xuất ở quy mô lớn cung cấp giống cho nông dân, khai thác và phát triển các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

HAKI và RIA1 đã hợp tác trong dự án cải thiện nguồn gen cá chép từ năm 1960, đã và đang góp phần quan trọng trong việc tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng cá ở cả hai nước Việt Nam và Hungary.

Trong khi đó, Mavin và VAA đều là những công ty có lợi thế về sở hữu chuỗi giá trị “Từ nông trại tới bàn ăn” trong lĩnh vực thủy sản và đều có liên kết chặt chẽ trong lĩnh vực R&D với các tổ chức khoa học, các viện nghiên cứu, trường Đại học.

VAA hiện cũng đã xây dựng 1 Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản tại Lào, là một lợi thế để các bên có thể kết hợp chặt chẽ trong việc phát triển chuỗi giá trị bền vững tại khu vực Đông Nam Á.

Cá chép là đối tượng nuôi phổ biến, có giá trị kinh tế cao đang được nuôi rộng rãi tại Việt Nam và các nước Châu Á.

Việc tham gia của các Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa đóng góp các nguồn lực cần thiết để phát triển ngành sản xuất cá chép, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, cũng như sử dụng có trách nhiệm nguồn thủy sản nước ngọt và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Tin tức mới

Hoàng Anh Beauty – Đồng hành cùng vẻ đẹp tự nhiên

Á khôi doanh nhân, CEO Phương Hoàng Anh gởi lời tri ân diễn viên Phương Ngân và nhiều khách...

TV Samsung Neo QLED và QLED 2024 là những thiết bị đầu tiên trong ngành đạt chứng nhận xuất sắc về chất lượng hình...

·  Chứng nhận HDR Brightness Accuracy đảm bảo các dòng TV tái tạo chuẩn xác độ sáng HDR, mang đến...

Ca Nhạc Sĩ Louis Hoàng Phúc thực hiện chương trình The Lady – Những Quý Cô Thời Đại

Chương trình được sự tham gia đông đảo của các chị em phụ nữ là những Doanh Nhân Thành...

CEO Phương Hoàng Anh: “Chúng tôi muốn khẳng định vị thế của ngành phun xăm thẩm mỹ”

Sự ra đời chi nhánh mới của Hoàng Anh Beauty đáp ứng nhu cầu và xu thế trang điểm...

Hoàng Anh Beauty khai trương chi nhánh mới, ‘mưa’ quà tặng, khuyến mãi dành cho khách hàng

Tưng bừng khai trương chi nhánh mới của Hoàng Anh Beauty, Á khôi doanh nhân Phương Hoàng Anh nhận...

4 điều hấp dẫn không thể bỏ lỡ tại Shopee “10.10 Đại Tiệc Thương Hiệu”

Kéo dài từ nay đến hết ngày 12.10, sự kiện 10.10 thường niên của Shopee là dịp để tôn...

Tin tức liên quanmới
có thể bạn muốn đọc